Trang ChủXe và Đời SốngPhân Biệt Đèn Pha và Đèn Cốt Xe Máy, Ôtô Chỉ Với...

Phân Biệt Đèn Pha và Đèn Cốt Xe Máy, Ôtô Chỉ Với 1 Phút

Với ô tô hay xe máy, thì đèn xe luôn được xem là linh kiện quan trọng không thể nào thiếu khi điều khiển. Tuy nhiên, hai phương tiện này đều có đến hai kiểu đèn để sử dụng với mục đích khác nhau.

Điều này làm cho nhiều người dùng khó phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô – đặc biệt trong khi ngồi trong xe ô tô. Do đó, hãy cùng OKXE tìm hiểu nhanh về hai dạng đèn này, cũng như quy định liên quan đến chúng ngay sau đây.

Cách phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô dễ hiểu

Trước khi biết cách phân biết hai dạng đèn phổ biến này, người điều khiển xe cần hiểu được đèn pha và cốt là gì ngay sau đây.

1. Khái niệm chuẩn về đèn pha và cốt

Khái niệm chuẩn về đèn pha và cốt Khái niệm chuẩn về đèn pha và cốt Khái niệm chuẩn về đèn pha và cốt

Hệ thống chiếu sáng trên xe gắn máy và ôtô con dưới góc nhìn kĩ thuật và quan sát thực tiễn không chỉ đơn giản là hoạt động trong môi trường thiếu sáng, mà còn có vai trò bảo đảm an toàn đối với người lái xe cùng các phương tiện lân cận.

Trong thực tế, để phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô là hai chế độ chiếu sáng chính mà mọi người điều khiển phương tiện đều hiểu rõ. Chế độ tia sáng lớn, tập trung và có phạm vi chiếu sáng rộng được gọi là đèn pha, hay còn gọi là đèn pha xa.

Ngược lại, đèn pha là đèn chiếu gần, được bố trí với góc chiếu thấp dần, giúp tránh gây chói cho các phương tiện di chuyển cùng chiều. Khi di chuyển trong trung tâm, vùng thành thị sầm uất hoặc đường hai chiều có mật độ giao thông cao thì đây là chế độ nên cân nhắc.

2. Lý do đèn xe được gọi là pha, cốt nên biết

Lý do đèn xe được gọi là pha, cốt nên biết
Lý do đèn xe được gọi là pha, cốt nên biết

Để giải đáp lý do đèn xe được gọi là pha, cốt điều mà không phải ai cũng hay biết, hai thuật ngữ trên thực ra là tên gọi được “mượn” từ tiếng Pháp. Cụ thể, cụm từ “pha” xuất phát từ loại “phare” thuộc nhóm “les phrases d’automobiles” ám chỉ hệ thống đèn chiếu sáng lớn.

Từ “phare” theo tiếng Pháp cũng có ý nghĩa là đèn biểu trưng của tia sáng mạnh, chiếu xa và định hướng. Trong khi đó, “cốt” được bắt nguồn từ “feux de croisement” hoặc “codes”, là đèn chiếu gần, nguồn tia sáng được điều chỉnh góc thấp hơn, không làm lóa mắt các phương tiện khác, thích hợp dùng trong điều kiện giao thông đô thị.

3. Cách nhận biết nhanh đèn pha và cốt

Cách nhận biết nhanh đèn pha và cốt Cách nhận biết nhanh đèn pha và cốt Cách nhận biết nhanh đèn pha và cốt

Để phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô một cách nhanh chóng nhất, người dùng có thể tham khảo qua bảng tóm tắt như sau:

Cách nhận biết Đèn pha Đèn cốt
Khả năng chiếu sáng Xa, góc cao và mạnh Gần, góc thấp và yếu
Khi nào nên dùng? Cao tốc, đi nhanh, đường 1 chiều, nháy để xin đường hoặc nhắc nhở người chiều ngược lại… Đi chậm, trong khu dân cư đông đúc, di chuyển trên đường 2 chiều, ban ngày,…
Ký hiệu Có hình ánh sáng chiếu thẳng ra Có hình ánh sáng chiếu xuống dưới

Cách dùng đèn pha và cốt chuẩn và văn minh nhất

Cách dùng đèn pha và cốt chuẩn và văn minh nhất
Cách dùng đèn pha và cốt chuẩn và văn minh nhất

Khi đã biết cách phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô, người dùng cũng cần biết cách dùng thật văn minh khi tham gia giao thông như sau:

  • Ban ngày, nhất là khi di chuyển trong nội đô hoặc nơi có đông phương tiện đi lại, người dùng nên chuyển đèn sang chế độ đèn cốt hoặc sử dụng đèn sương mù nếu xe chưa lắp đặt.
  • Việc sử dụng đèn pha một cách hợp lý đối với những tình huống phải xin vượt, chuyển làn hoặc xin rẽ là tín hiệu giao tiếp hữu ích đối với các phương tiện. Tuy nhiên, nhằm hạn chế sự hiểu lầm hoặc phiền hà đối với các xe xung quanh thì chỉ nên sử dụng trong phạm vi ngắn và theo ngữ cảnh.
  • Khi di chuyển ban đêm, người điều khiển phương tiện có thể sử dụng đèn cốt nhằm đảm bảo tầm nhìn với cự ly phù hợp. Việc chuyển sang đèn pha trong điều kiện đường phố vắng vẻ, trên cao tốc hoặc nơi ít ánh sáng sẽ góp phần tăng cường tầm quan sát.
  • Nếu bắt gặp xe di chuyển cùng chiều đang cố gắng vượt một phương tiện khác ngược chiều, người lái xe cũng nên nhanh chóng hạ ga và chuyển sang đèn cốt, chỉ về chế độ đèn pha nếu như xe đối diện hoặc phương tiện muốn vượt đã tạm thời thoát khỏi tầm tác động tia sáng.

Quy định liên quan đến việc dùng đèn chiếu xa và gần

Quy định liên quan đến việc dùng đèn chiếu xa và gần
Quy định liên quan đến việc dùng đèn chiếu xa và gần

Bên cạnh việc nắm rõ cách phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô thì người điều khiển phương tiện phải xem qua những quy định của chính phủ về dùng đèn chiếu xa – gần hiện nay.

  • Thời gian sử dụng đèn: Từ 18h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau, hoặc có sương mù, trời mưa, bụi, thời tiết hạn chế tầm nhìn,…
  • Trường không được dùng đèn pha: Khi gặp người đi bộ, khi đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động, gặp xe đi ngược chiều (trừ khi có dải phân cách chống chói) và chuyển hướng tại các đường giao nhau.
  • Mức phạt hiện hành: Xe máy từ 200.000 – 400.000 đồng, trong khi đó ôtô sẽ bị xử lý từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Lời kết

Qua bài viết trên, người dùng sẽ không quá khó trong việc phân biệt đèn pha và đèn cốt xe máy, ôtô. Từ đó, OKXE chân thành cảm ơn tất cả thành viên đã dành thời gian xem qua bài viết quan trọng về cách sử dụng đèn khi tham gia giao thông cho chính bản thân mình.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan