Trang ChủXe Máy ĐiệnPin Xe Điện Có Tái Chế Được Không | Sự Thật Khiến...

Pin Xe Điện Có Tái Chế Được Không | Sự Thật Khiến Bạn Sốc

Xe điện đang là xu thế chung của toàn thế giới, khi sản lượng xe điện của các hãng đang tăng rất nhanh. Tuy nhiên, một vấn đề đang được rất nhiều người đặt ra chính là pin xe điện có tái chế được không.

Đây cũng được xem là vấn đề lớn mà nhiều hãng xe đang tìm kiếm các biện pháp xử lý tối ưu nhất. Do đó, hãy cùng OKXE tìm hiểu nhanh về vấn đề này, cũng như liệu có cách tái chế pin thật hay không nhé.

Tình trạng và nhu cầu pin xe điện hiện nay

Trước khi làm rõ vấn đề pin xe điện có tái chế được không, mọi người cần tìm hiểu nhanh về pin của xe điện. Hiện nay, hầu hết pin ô tô và xe máy điện đều được sản xuất từ lithium-ion – một loại pin có tính bền cao tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

1. Tính độc hại của pin xe điện

Tính độc hại của pin xe điện
Tính độc hại của pin xe điện

Không chỉ dễ cháy mà thành phần bên trong có các hợp chất gồm coban, niken, lithium, không những dễ bay hơi mà vô cùng nguy hại. Những hợp chất trên có thể ngấm vào nước và không khí, làm suy thoái môi trường trong vài chục năm nếu không được xử lý đúng.

Theo tính toán, nếu sản xuất ra mỗi gigawatt giờ công suất pin, sẽ có từ 20.000 – 30.000 tấn CO2 được phát thải ra môi trường. Đây là con số đáng báo động khi xu hướng dùng xe điện đang ngày một tăng cao.

Một nghiên cứu do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra ước tính, đến năm 2035, sẽ có khoảng 11 triệu tấn pin lithium-ion hết hạn được thải ra – mức ước tính cao hơn 10 lần so với hiện nay.

Điều này đưa ra đòi hỏi cấp bách cho các chính phủ đối với vấn đề nghiên cứu phát triển công nghệ tái chế pin để giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường. Do đó, vấn đề pin xe điện có tái chế được không cũng được nhiều nước quan tâm.

2. Thách thức khi tái chế pin

Thách thức khi tái chế pin
Thách thức khi tái chế pin

Thông thường, pin lithium-ion sau khi hết hạn sử dụng sẽ được xử lý thông qua ba phương pháp chủ yếu.

  • Một là tái chế nhằm cung cấp năng lượng cho các hệ thống điện, bởi vì ngay cả khi đã hết hạn, pin còn lưu giữ được đến 70% năng lượng.
  • Hai là tái chế nhằm lấy nguyên liệu, sử dụng sản xuất pin mới.
  • Ba là chôn lấp – phương pháp đơn giản mà lại tiềm tàng nhiều nguy cơ môi trường.

Nhiều nước đã cam kết ưu tiên tái chế pin, thay vì chôn lấp, sau COP26, để giảm thiểu tác động lên môi trường. Tuy nhiên, hiện nay các công nghệ tái chế pin đang gặp không ít trở ngại khi thực hiện làm cho câu hỏi pin xe điện có tái chế được không xuất hiện nhiều hơn.

Tỷ lệ tái chế pin thấp, công nghệ chiết xuất nguyên liệu không tối ưu, trong khi chi phí sản xuất quá cao. Theo khảo sát, khoảng 90% pin hết hạn đang được xử lý theo phương pháp đốt than, tránh thất thoát nguyên liệu quý giá và giảm phát thải khí độc hại.

Cuộc đua trong việc tái chế pin xe điện

Cuộc đua trong việc tái chế pin xe điện
Cuộc đua trong việc tái chế pin xe điện

Câu hỏi pin xe điện có tái chế được không đang được nhiều chính phủ quan tâm và tìm cách. Các doanh nghiệp hàng đầu ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á trong vài năm trở lại đây đã không ngừng tìm kiếm phương án tái chế pin xe điện hiệu quả.

Theo ước tính, hiện tại trên toàn cầu có khoảng 80 công ty đang đầu tư vào ngành tái chế, trong đó có 50 công ty khởi nghiệp đã huy động được 2.7 tỷ USD vốn đầu tư.

  • Hoa Kỳ: Li-Cycle – một trong những công ty tái chế dẫn đầu – đã giành được khoản tài trợ 375 triệu USD để mở nhà máy ở New York, dự định mở cửa vào cuối năm nay. Với khoản đầu tư 2 tỷ USD nhằm phát triển khu liên hợp tái chế và xử lý pin tại Nevada, Redwood Materials cũng không nằm ngoài xu hướng. Ngoài ra, Ascend Elements, với nhà máy tái chế mới ở Georgia, đã được Bộ Năng lượng Mỹ đầu tư gần 500 triệu USD.
  • Châu Á: Các nhà phân tích dự đoán, đến năm 2040, ngành tái chế pin Hàn Quốc có thể đạt trị giá 68 tỷ USD. Hiện nay, các nhà máy tái chế ở Hàn Quốc đang cố gắng tăng tỷ lệ thu hồi lithium đạt trên 90% để thống lĩnh thị phần thế giới.
  • Châu Âu: Hội đồng châu Âu đã đề ra mục tiêu đến năm 2027, các quốc gia cần thu hồi tối thiểu 50% lithium khỏi pin phế thải, còn tỷ lệ trên sẽ nâng lên 80% vào khoảng năm 2031.

Giải đáp pin xe điện có tái chế được không

Giải đáp pin xe điện có tái chế được không
Giải đáp pin xe điện có tái chế được không

Với nhiều thông tin trên, thì chúng ta cũng có thể thấy được pin xe điện hoàn toàn có thể tái chế được theo nhiều cách. Tuy nhiên, vẫn chưa có cách nào thực sự tối ưu cho các doanh nghiệp hoạt động trong mảng này.

Những phương án tốt cho môi trường đòi hỏi chi phí cực kỳ khổng lồ, khiến cho nhiều doanh nghiệp e ngại. Nhưng điều này đã được chính phủ các nước lên phương án và đang dần triển khai nhằm hướng đến việc an toàn cho môi trường.

Do đó, câu hỏi pin xe điện có tái chế được không thì hoàn toàn là được nhưng cần nhiều thời gian để triển khai hàng loạt.

Doanh nghiệp tiên phong tái chế pin xe điện tại Việt Nam

Doanh nghiệp tiên phong tái chế pin xe điện tại Việt Nam
Doanh nghiệp tiên phong tái chế pin xe điện tại Việt Nam

Bên cạnh thông tin pin xe điện có tái chế được không, thì việc tìm hiểu doanh nghiệp nào sẽ triển khai dự án tái chế tại nước ta.

1. Hướng đi trong tương lai

Tại sự kiện “Avnet Green Days: Phát triển phương tiện chạy bằng xe điện và các giải pháp năng lượng bền vững” diễn ra ở Hà Nội, VinFast một lần nữa thể hiện quyết tâm đối với việc phát triển các giải pháp xe điện và năng lượng bền vững ở Việt Nam.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Miguel Gerardo Ruiz Reyes – Giám đốc thương mại và chuỗi cung ứng của VinFast: “VinFast đang chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực tái chế pin xe điện và tiết kiệm vật liệu, để tối ưu hoá chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.”

2. Triển vọng tái chế tại nước ta

Loại pin ít lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoá thạch hơn lại có hiệu quả cao được VinFast sử dụng phổ biến là pin LFP. Thu hồi hoàn toàn lượng lithium, nguyên liệu cần thiết đối với việc sản xuất pin mới, là mục tiêu của quy trình tái chế.

  • Bước 1: Pin đã quá hạn sử dụng được cắt và xử lý dưới dạng “bột đen”.
  • Bước 2: Để phân tách riêng biệt từng phế phẩm kim loại màu, bột đen trên sau sẽ được tách bởi máy chiết dung môi.
  • Bước 3: Lithium sau khi phân tách sẽ được sử dụng cho sản xuất điện cực pin hoặc bán cho các doanh nghiệp cùng nghành.
  • Bước 4: Nếu tiếp tục phục vụ sản xuất, các phế phẩm kim loại bao gồm chì, đồng, kẽm, niken và coban sẽ được loại bỏ.

Hơn 99.5% giấy phế liệu và kim loại quý trong pin đã được tái chế và mang trở lại quy trình sản xuất bằng công nghệ tân tiến. Điều này không những giúp tiết kiệm nguyên liệu mà còn hạn chế ảnh hưởng đối với môi trường.

3. Giải pháp thiết thực của VinFast

Việc xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là nền tảng cốt lõi cho mọi hành động mà VinFast đã thực hiện với tầm nhìn dài hạn. Bộ tiêu chuẩn sẽ được áp dụng nhất quán từ việc chọn lựa nguyên liệu đến sản xuất và tái chế pin.

  • Ưu tiên các mặt hàng giảm phát thải và có tính tái chế cao theo quy tắc tiêu dùng bền vững.
  • Để đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường trên, phải thực hiện các phương pháp kiểm soát nghiêm ngặt lượng phát thải.

Từ cuối năm 2022, VinFast đã ký kết hợp tác với Li-Cycle – doanh nghiệp số một Bắc Mỹ trong lĩnh vực khôi phục tài nguyên và tái chế pin lithium-ion. Quy trình tái chế của VinFast được tối ưu hơn, giúp đẩy mạnh việc tái chế tài nguyên với sự đồng hành của Li-Cycle.

Lời kết

Qua bài viết trên, người dùng đã có được câu trả lời cho bản thân về vấn đề pin xe điện có tái chế được không. Nếu còn bất cứ vấn đề gì về xe điện, người dùng hãy theo dõi ngay OKXE ngay trong hôm nay để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan