Tháng 4 là mùa của những chuyến du lịch, đi phượt bằng xe máy khám phá mọi miền Tổ Quốc. Đặc biệt, du lịch bằng xe máy là một hình thức rất được các bạn trẻ, “du mục” lựa chọn. Đi du lịch bằng cách này vừa tiết kiệm được chi phí, trải nghiệm thú vị và chủ động khám phá mọi thứ. Tuy nhiên, phượt đường dài không phải đơn giản thích là xách ba lô lên và đi. Bạn cần phải chuẩn bị mọi thứ thật chu toàn trước chuyến đi. Cùng OKXE tìm hiểu kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy nhất định cần biết nha.
Xem thêm: Kỹ thuật cơ bản khi đi phượt
Xem thêm: Chăm sóc mô tô đi phượt đúng chuẩn
Kế hoạch và lộ trình di chuyển
Trước khi xách ba lô lên và đi, việc quan trọng cần làm là lên kế hoạch và lộ trình rõ ràng. Những “tấm chiếu chưa được trải” hay có câu “thích thì mình xách ba lô lên và đi thôi”. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, sẽ dễ gặp phải những rủi ro khó lường.
Nếu bạn có ý định đi phượt trong kỳ nghỉ dài ngày, hãy lên kê hoạch, ước tính thời gian. Bên cạnh đó cần có hành trình di chuyển cụ thể và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn dự tính được những rủi ro và đưa ra phương án phòng ngừa.
Sau khi đã vạch rõ kế hoạch điểm đến, tiếp theo hãy tham khảo những cung đường sẽ đi qua. Tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước để hiểu thời tiết, địa hình nơi bạn sẽ đi qua.
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù kinh phí cho chuyến đi, rút sẵn tiền mặt vừa đủ để sử dụng. Vì trên những cung đường bạn đi qua, chắc chắn sẽ cần đến tiền mặt và không phải nào cũng có trụ ATM.
Danh sách và đồ dùng cần mang đi
Để tránh tình trạng mang quá nhiều đồ ảnh hưởng đến việc lái xe, hãy lên danh sách những đồ dùng cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế việc “mang nhiều thì thừa, mang ít thì sợ thiếu”.
Xem xét những đồ dùng: quần áo, đồ vệ sinh cá nhân, áo mưa, thuốc chuyên dụng, đồ bảo hộ… Bên cạnh là đồ sửa xe cơ bản, kính chắn bụi, dày dép phù hợp và lương thực dự trữ. Hãy đơn giản hóa hành lý mang theo, như vậy bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lưu ý, khi chọn trạng phục bảo hộ hãy ưu tiên chất lượng, thoải mái để đảm bảo an toàn. Combo bảo hộ khi đi phượt thông thường gồm có: quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ và găng tay. Chúng chính là “cứu tinh” của bạn khi chẳng may xảy ra va chạm ngoài ý muốn. Hãy ưu tiên các trang phục có thiết kế đơn gản để tránh vướng víu trong quá trình cầm lái.
Chọn một chiếc xe thoải mái
Xác định đi phượt bằng xe máy, chắc chắn bạn sẽ trải qua một lộ trình cầm lái khá dài. Do đó, hãy chọn cho mình một chiếc xe đem lại cảm giác thoải mái từ tay lái cho đến tư thế ngồi.
Hãy ngồi thử lên xe và chạy vài vòng quanh thành phố để có trải nghiệm chân thật nhất. Lúc đó, cảm giác sẽ cho bạn biết chiếc xe này có phải “người bạn đường” tuyệt vời không.
Nếu bạn di chuyển đường núi hãy chọn một chiếc xe số hoặc xe côn tay. Đảm bảo động cơ khỏe và trang bị đầy đủ các tính năng an toàn: đèn, phanh, còi… Nếu bạn vẫn đang đắn đo thì một chiếc xe côn tay mini: Exciter, Winner rất phù hợp.
Trạm OKXE đang có chương trình ưu đãi khi mua xe trong tháng 4/2024, gợi ý bạn tham khảo.
- Giảm 2.000.000Đ khi mua xe máy có giá dưới 40.000.000đ
- Giảm 3.000.000Đ khi mua xe máy có giá từ 40.000.000đ
Xem giá xe chi tiết tại: Trạm OKXE Út Tịch
Kỹ năng xử lý sự cố khi đi phượt bằng xe máy
Để có một chuyến “xuyên việt” trọn vẹn, nhất định tay lái của bạn phải “cứng”. Hãy trang bị cho mình kỹ năng lái xe đường dài, kỹ năng xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.
Tuân thủ luật giao thông, đi đúng tốc độ và đúng làn đường để chủ động đảm bảo an toàn cho chính mình. Khi di chuyển đường đèo, hãy quan sát kỹ càng để nhìn trước những khúc cua.
Với những đoạn đường có gương cầu lồi, thận trọng quan sát gương cầu lồi thật kĩ nhé. Hãy bấm còi khi đi qua các khúc cua gấp. Và sử dụng đèn cảnh báo để đưa ra tín hiệu với các phương tiện di chuyển ngược chiều.
Ngoài ra, hãy có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình di chuyển. Dừng lại nghỉ ngơi sau khi đã chạy được khoảng 100 – 150 km. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi hãy đổ xăng, ăn uống và thăm thú địa điểm xung quanh. Việc này vừa giúp cho bạn và “bạn đường” đều được nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình tiếp theo.
Một số kỹ năng xử lý sự cố như: sửa xe cơ bản, sơ cứu, cấp cứu… cũng rất cần thiết. Đặc biệt, trong suốt chuyến đi, hãy giữ liên lạc thường xuyên với người thân để tránh những rủi ro.
Bảo dưỡng xe trước chuyến đi
Để hạn chế tối đa rủi ro, bạn hãy đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng trước chuyến đi. Việc này sẽ giúp bạn sớm “bắt bệnh” của xe để kịp chữa trị. Từ đó, tránh được những sự cố trong quá trình di chuyển. Hạn chế việc xe thường xuyên “nằm đường” trong suốt hành trình, ảnh hưởng đến trải nghiệm của chuyến đi.
Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến hành trình dài ngày sắp tới. Chúc bạn có nhiều trải nghiệm thú vị, vui vẻ trên mỗi chuyến đi.