Có nhiều ý kiến cho rằng: “Sử dụng xe tay ga để đi phượt sẽ nguy hiểm lắm”, nhưng cũng có người lại nhận xét rằng: “Miễn chạy đúng cách thì đi đâu cũng được”. Vậy giữa hai trường phái này, liệu xe tay ga đi phượt được không? Cùng OKXE giải đáp vấn đề này nhé.
Không thể phủ nhận rằng, xe tay ga mang đến rất nhiều trang bị tiện lợi dành cho người lái, chẳng hạn yên xe và chỗ ngồi cực kỳ rộng rãi giúp bạn thoải mái hơn khi lái xe trong suốt quãng thời gian dài, hay cốp xe rộng giúp bạn có thể chứa được nhiều món đồ khi mang đi phượt. Không những vậy, việc thao tác điều khiển xe tay ga cũng dễ hơn so với xe số, xe côn tay cũng là lý do khiến nhiều người dùng cân nhắc sử dụng xe tay ga để đi “du lịch bụi”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đi phượt bằng xe tay ga, bạn cần phải cẩn trọng, nếu không chúng ta sẽ gặp phải nhiều tình huống không may xảy đến. Nguyên nhân đến từ chính thiết kế và động cơ đặc trưng của xe tay ga.
Nhược điểm đi phượt bằng xe tay ga
Thiết kế gầm thấp
Xe tay ga thường được sử dụng để di chuyển trong đô thị hoặc trên những đoạn đường bằng phẳng. Bạn có thể thấy điều đó qua những nét thiết kế như bánh xe nhỏ, gầm xe thấp… Còn để đi phượt, đó lại là chuyện khác.
Đôi khi bạn sẽ phải di chuyển qua những cung đường khúc khuỷu, gập ghềnh nhiều đất đá, hoặc bạn sẽ phải chạy xe trên những đoạn đường đèo dốc nguy hiểm. Và điều này lại là một sự trở ngại đối với thiết kế gầm thấp của xe tay ga. Đó cũng là lý do, chuyện xe tay ga đi phượt được không nhận được nhiều sự quan tâm. Khi buộc chúng ta phải cân nhắc giữa sự tiện lợi và khả năng đáp ứng của kiểu xe này.
Còn đối với xe số và xe côn tay thì sao? Kiểu dáng gọn gàng, gầm xe cao, bánh xe lớn sẽ giúp bạn điều khiển các mẫu xe số hay xe công tay dễ dàng hơn, ngay cả trên những đoạn đường dốc, đá, sỏi.
Đặc tính của hệ thống truyền động
Năm 2019, Thành phố Đà Nẵng đã từng phải đưa ra khuyến cáo người dân không sử dụng xe tay ga để đi lên núi Sơn Trà. Bởi đoạn đường của nhiều đèo dốc, và những góc cua hiểm hóc. Có thể gây ra những tai nạn, nhất là với người sử dụng xe tay ga.
Lý do đến từ chính hệ thống truyền động của loại phương tiện này. Bởi xe tay ga sử dụng dây cu-roa và hộp số vô cấp. Vậy nên, câu chuyện đổ đèo hay xuống dốc trở thành điểm yếu lớn của xe tay ga, khi người lái không thể chủ động tăng giảm số của xe, mà phụ thuộc hầu hết vào phanh. Khi xe lao xuống dốc, việc bóp phanh liên tục sẽ khiến phanh xe bị nóng. Má phanh bị bào mòn và làm mất đi tác dụng hãm tốc của phanh xe. Kết quả cũng cho thấy, đã có rất nhiều tai nạn xảy đến chỉ vì xe tay ga mất phanh khi đổ đèo.
Ngoài ra, xe tay ga thường có mức tiêu hao xăng cao hơn xe số. Việc sửa chữa cũng khó hơn. Và khi đi phượt, bạn cần phải lưu tâm rất nhiều về yếu tố nhiên liệu cũng như chuyện hỏng hóc nơi đọc đường. Vậy nên, hãy cân nhắc kỹ khi xem xét bài toán “xe tay đi phượt được không”? Nhé.
Hướng dẫn đi phượt bằng xe tay ga an toàn
Dù là xe số hay xe tay ga, việc lái xe an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người cầm lái. Nếu biết cách, bạn vẫn có thể khắc phục những nhược điểm của xe tay ga khi đi phượt, hoặc khi đổ đèo bằng cách sử dụng sức ghì của động cơ để giảm tốc độ của xe khi xuống dốc theo hướng dẫn sau:
-
Tuyệt đối không tắt máy. Thay vào đó, bạn hãy kiểm soát tốc độ sao cho xe luôn chạy ở vận tốc từ 15-40 km/h. Nguyên nhân đến từ việc xe tay ga sử dụng hệ thống truyền động gồm puly và dây curoa. Khi đạt tới ngưỡng tốc độ trên 15 km/h. Các lá bố của bộ nồi sẽ bung ra giúp truyền lực giữa động cơ và bánh xe. Cùng với đó, bạn hãy dùng lực phanh nhẹ để giảm tốc độ. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận động cơ bị ghì lại. Giống như sự vận hành của phanh động cơ trên xe số.
-
Khi bạn phải cua gấp ngay lúc đổ đèo, bạn có thể giảm tốc độ xuống 10km/h, nhưng ngay sau đó hãy tăng tốc độ lên 15-40 km/h để vừa rà phanh, vừa mớm ga giúp cho côn bám trở lại nhé.
-
Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe trước: Đây là điều kiện an toàn tối thiểu trên mọi cung đường, cho dù bạn đi trong phố hay là đi phượt. Bởi chỉ khi giữ một khoảng cách nhất định. Bạn mới kịp xử lý nếu có sự cố bất ngờ xảy ra mà thôi.
Trên đây là một số thông tin về việc sử dụng xe tay ga để đi phượt. Vậy theo bạn có nên sử dụng xe tay ga để đi phượt không? Chia sẻ cho OKXE và mọi người cùng biết về ý kiến của bạn nhé.