Mô tô đi phượt cần nâng cấp gì? Danh sách trang bị, phụ kiện có thể kế như khung bảo vệ, thùng chứa đồ hay đơn giản chỉ là giá đỡ điện thoại sẽ giúp chuyến đi xa bằng xe mô tô trở nên thuận lợi hơn.
Bên cạnh tốc độ, nhiều người đến với mô tô để thỏa mãn niềm đam mê đi phượt. Không yêu cầu phải là mẫu xe chuyên dụng (touring, adventure) nhưng các mẫu mô tô như sportbike hay nakedbike cần nâng cấp một số phụ kiện, trang bị để phục vụ cho chuyến đi phượt.
- Xem thêm: Giá dán PPF xe máy có đắt không?
- Xem thêm: Có nên lắp khung inox bảo vệ xe Vespa không?
Video đánh giá nhanh Yamaha XSR 155.
Đèn trợ sáng
Hiện tại, phần lớn mô tô trên thị trường đều được nhà sản xuất trang bị đèn LED nguyên bản. Hiệu quả chiếu sáng thực tế của các loại đèn LED theo xe không cao. Nên đa phần chủ xe trang bị thêm đèn trợ sáng từ các hãng bên ngoài.
Đối với mô tô đi phượt, đèn trợ sáng lại càng không thể thiếu. Đặc thù di chuyển nhiều vào buổi tối nên đèn trợ sáng là trang bị rất hữu ích và được ưu tiên hàng đầu. Thông thường, một chiếc đèn trợ sáng đã có hiệu suất chiếu sáng tăng rất nhiều so với đèn nguyên bản.
Ngoài tác dụng chiếu sáng, đèn trợ sáng còn được sử dụng với vai trò đèn passing, xin vượt khi cần. Đèn trợ sáng hiện tại đều đã sử dụng công nghệ LED nên không tốn quá nhiều điện của xe.
So với vài năm trước, đèn trợ sáng hiện tại có nhiều mẫu mã, chủng loại hơn và giá thành cũng dễ chịu hơn. Cơ bản nhất là đèn có giá từ 500 nghìn đồng và có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Một số đèn trợ sáng còn đi kèm gương cầu bên ngoài để tăng khả năng chiếu sáng.
Thùng để đồ
Trong những chuyến phượt xa, bạn cần mang theo nhiều đồ đạc và chiếc thùng sau sẽ giúp ích rất nhiều. Đa phần các mẫu mô tô đều có thể lắp thêm 1 thùng ở phía sau. Nếu muốn thêm nhiều không gian để chứa đồ. Một cặp thùng hông là lựa chọn được nhiều người sử dụng.
Hiện tại, thùng sau cho mô tô có dung tích tối thiểu khoảng 30 lít và lên đến 58 lít. Trong khi đó, thùng hông có dung tích ít hơn, khoảng 23-42 lít.
Mẫu mã cho các loại thùng cũng rất đa dạng, từ bầu tròn đến vuông vức. Vật liệu chủ yếu cho thùng mô tô là nhựa và nhôm. Thùng nhựa có ưu điểm là nhẹ, giá thành dễ chịu nhưng trong một số trường hợp. Thùng nhựa không chắc chắn như thùng nhôm.
Các loại thùng nhựa có giá khởi điểm từ hơn 1 triệu đồng đến khoảng 10 triệu đồng. Đắt hơn là thùng nhôm, có giá từ 10 triệu đến hơn 20 triệu đồng.
Giá điện thoại
Khi cần xem bản đồ nhưng lại không thể vừa cầm điện thoại vừa chạy, bạn nên trang bị giá để điện thoại cho chiếc mô tô của mình. Giá đỡ điện thoại khá tiện dụng khi bạn không phải phân tâm rút điện thoại ra vô mỗi khi cần. Tất cả đều hiển thị ngay trước mắt bạn.
Đây được xem là phụ kiện hữu ích không chỉ khi đi phượt. Khi chạy phố, bạn có thể dễ dàng trả lời, từ chối cuộc gọi. Với chiếc điện thoại đặt chắc chắn trên giá đỡ.
Hiện tại, có nhiều loại giá đỡ điện thoại với mẫu mã, tiện ích khác nhau đến từ các thương hiệu. Một số loại giá đỡ còn thêm tính năng sạc cho điện thoại, gồm cả sạc không dây. Những loại giá đỡ giá rẻ có giá khoảng từ vài trăm đồng đến các thương hiệu danh tiếng từ hơn 1 triệu đồng.
Các trang bị bảo vệ xe
Ngoài các phụ kiện kể trên, một chiếc mô tô đi phượt thường xuyên không thể bỏ qua các trang bị bảo vệ xe như chống đổ, bảo vệ lốc máy, bảo vệ tay phanh hay lưới bảo vệ đèn. Trong đó, chống đổ là trang bị gần như mặc định được lắp trên mô tô vì có thể bảo vệ thân xe gần như tuyệt đối khi có va quẹt.
Các trang bị như bảo vệ lốc máy, bảo vệ tay phanh hay đèn thường xuất hiện trên các mẫu xe mang hơi hướm địa hình nhiều hơn. Tùy vào thương hiệu mà các trang bị này có giá dao động từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng.
Vì mang tính chất bảo vệ, bạn cần lựa chọn các thương hiệu uy tín, tránh việc lắp cũng như không. Thậm chí có thể gây hại thêm cho xe hay chính người lái.