Mua xe qua sử dụng giúp bạn tiết kiệm đáng kể ngân sách nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Bạn nên ghi nhớ các lưu ý khi mua xe mô tô cũ sau đây để tránh mua phải xe không ưng ý hay giá quá cao.
Đối với những người đam mê mô tô nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép, tìm mua xe đã qua sử dụng là một giải pháp khả dĩ nhất. Tuy vậy để chọn được một chiếc PKL ưng ý là điều không hề dễ dàng khi
- Xem thêm: Bí kíp chọn mua CB150R cũ chất lượng, giá tốt
- Xem thêm: Gắn ống inox bảo vệ phuộc xe máy: Lợi bất cập hại
Mua xe mô tô cũ đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản ngân sách đáng kể nhưng bạn vẫn có một chiếc xe tốt nếu tham khảo những lưu ý sau đây.
Vì sao nên mua xe mô tô cũ?
Sở hữu một chiếc mô tô là ước mơ của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, không nhiều người có đủ khả năng chi trả hàng trăm triệu đồng để “đập thùng” một chiếc mô tô hoàn toàn mới.
Bên cạnh đó, một số người chỉ muốn trải nghiệm xe, không gắn bó lâu dài nên cũng có nhu cầu tìm mua mô tô cũ. Theo những người này, mua xe mới rồi bán lại sau một thời gian khiến họ lỗ tiền khá nhiều. Mua xe cũ và bán lại thường ít lỗ hơn, đôi khi còn bán được ngang giá lúc mua. Đôi khi, bán lại xe cũ còn có đôi chút lãi nếu mẫu xe đó được thị trường săn đón nhiều.
Sau khi mua xe cũ, bạn có thể sử dụng ngay mà không tốn thời gian chờ đăng ký biển số, đóng thuế phí như xe mới. Đây cũng là một đặc điểm khiến nhiều người ưa chuộng mua xe cũ hơn xe mới.
Do đó, nhu cầu mua xe mô tô cũ cũng là một phần tất yếu của thị trường, tương tự xe ô tô cũ hay xe máy cũ.
Những lưu ý khi mua xe mô tô cũ
Tìm hiểu giá bán
Thông thường, xe mô tô đã qua sử dụng sẽ có mức khấu trừ giá nhất định, tùy thuộc vào tình trạng xe. Nếu xe được chăm sóc kỹ, chạy ít thì giá bán không có có sự chênh lệch nhiều so với xe mới. Tùy vào tình trạng, đời xe hay phiên bản mà giá bán lại có thể thấp hơn khoảng 10-50% so với xe đời mới.
Hoặc bạn có thể tham khảo các định giá trị của xe theo thời gian sử dụng như sau:
- Mô tô sử dụng 1 năm: 90-95%
- Mô tô sử dụng dưới 5 năm: 50-70%
- Mô tô sử dụng 5-10 năm: 30-40%
- Mô tô sử dụng trên 10 năm: 20%
Việc định giá này chỉ mang tính chất tham khảo vì mua bán xe cũ còn phụ thuộc nhiều yếu tố như xe có bị đâm đụng không, động cơ còn nguyên bản không hay số km đã đi…
Kiểm tra giấy tờ
Với bất cứ loại xe nào, giấy đăng ký xe là loại giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi lưu thông phương tiện. Khi mua xe mô tô cũ, bạn cũng cần kiểm tra giấy đăng ký xe một cách cẩn thận để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Nhiều trường hợp xe mô tô bán lại với giấy đăng ký giả để lừa đảo. Nếu bị phát hiện sử dụng giấy đăng ký xe giả, bạn có thể bị tịch thu xe.
Khi mua mô tô cũ, bạn hãy đối chiếu thông tin trên giấy đăng ký xe như tên chủ cũ, số khung, số máy phải trùng với thông tin của người bán. Nếu đó là xe một đời chũ, trên giấy đăng ký xe phải có cụm từ “Đăng ký lần đầu” trong mục thông tin về ngày, tháng, năm đăng kiểm.
Kiểm tra chất lượng xe
Là phương tiện đắt giá, bạn cần kiểm tra chất lượng của mô tô cũ trước khi xuống tiền. Có nhiều chi tiết hơn xe máy và vận hành ở cường độ cao nên mô tô rất dễ gặp những hư hỏng vặt, ngay cả khi chủ xe sử dụng kỹ. Do đó, bạn cần chắc chắn về chất lượng để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Ngoài ra, xe mô tô rất dễ gặp tình trạng đâm đụng, té ngã nên bạn cũng cần lưu tâm vấn đề này. Nếu bạn không rành về mô tô, hãy nhờ người có kinh nghiệm xem xe đi cùng để giúp kiểm tra xe. Đối với những thương hiệu xe có nhà phân phối chính hãng, bạn cũng có thể yêu cũ mang xe vào hãng để kỹ thuật viên kiểm tra.
Sau đây là các chi tiết bạn nên kiểm tra khi mua xe cũ một đời chủ:
Kiểm tra các chi tiết bên ngoài của xe
Bạn có thể quan sát bằng mắt để xác định chất lượng tổng thể của xe cũ. Các chi tiết cần phải kiểm tra như:
- Dàn áo có trầy xước, vỡ hay còn nguyên vẹn không?
- Hệ thống đèn xe: Đèn pha, đèn cốt, đèn xi nhan,…
- Lốp có bị mòn, nứt không?
Kiểm tra các chi tiết bên trong
Khi đi mua xe cũ, bạn nên nhờ người có chuyên môn đi cùng để có thể đánh giá được tình trạng động cơ của xe. Bởi một chiếc xe tốt là một chiếc xe có động cơ vận hành ổn định. Những chi tiết cần được kiểm tra:
- Đồng hồ công tơ mét
- Tình trạng nồi xe
- Hệ thống điện
- Hoạt động cảm biến của xe
- Bình ắc quy và hệ thống sạc
- Tình trạng kim phun và đọc lỗi Fi
- Bugi, hệ thống lọc gió
- Hệ thống dầu nhớt của xe
Chạy thử
Sau các bước kiểm tra kể trên, bạn cũng cần chạy thử xe để xem cảm giác ra sao. Đôi khi việc chạy thử sẽ giúp bạn phát hiện những lỗi mà kỹ thuật viên hay máy móc bỏ sót. Trong quá trình chạy thử, bạn nên lưu ý những yếu tố sau:
- Tình trạng ghi-đông
- Tình trạng phanh hoạt động có ổn định không?
- Mâm xe
- Hệ thống phuộc trước và sau có êm ái không?
- Tay lái có bị đảo không?
- Khi tăng tốc xe có bị rung không?
- Dàn áo có kêu, rè khi xe chạy nhanh không?
- Tình trạng hộp số…
- Đồng hồ xe
- Yên xe cứng hay êm ái?
Việc quan sát, kiểm tra càng chi tiết sẽ giúp bạn đánh giá được chính xác chất lượng thực tế của xe.