Trang ChủTư vấnKinh nghiệm để tránh bị lừa đảo khi mua xe máy cũ

Kinh nghiệm để tránh bị lừa đảo khi mua xe máy cũ

Đã có rất nhiều trường hợp bị lừa khi mua xe máy cũ dẫn đến chuyện tiền mất, tật mang. Và bài viết này OKXE sẽ tổng hợp những tình huống lừa đảo. Để bạn có thể nhận biết và tránh. Cùng xem nhé. 

Dù đã được bào đài đưa tin, người dùng mạng xã hội cảnh báo, chuyện mất tiền oan vẫn liên tục xảy ra khi người mua bị lừa đảo khi mua xe máy cũ. Các chiêu trò lừa đảo của những kẻ giả danh người bán ngày một tinh vi. Và xuất hiện tràn lan trên các kênh mua bán xe máy cũ trực tuyến.

Nội dung dưới đây là những trường hợp lừa đảo thường được kẻ gian áp dụng để chiếm lòng tin của người mua, từ đó khiến người dùng bị mất tiền oan trong quá trình tìm mua xe máy cũ. Đó là những hình thức nào? Và làm sao để tránh bị lừa khi mua xe máy cũ? Bạn theo dõi bài viết này nhé.

Kinh nghiệm mua xe cũ một đời chủ.

Các hình thức lừa đảo khi mua xe máy cũ

Yêu cầu đặt cọc/thanh toán chi phí vận chuyển để giao xe

Tình huống

Kẻ gian thường đăng hình ảnh xe đẹp mắt và bán với mức giá hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người tìm mua xe. Địa điểm nơi bán xe thường ở các tỉnh thành ở cách xa khu vực thành phố lớn. Mục đích khiến người mua gặp trở ngại trong việc tìm đến kiểm tra xe.

Do có mức giá hấp dẫn và khoảng cách địa lý xa xôi khiến người mua gặp khó khăn để tìm đến xem xe trực tiếp. Kẻ gian sẽ tạo tâm lý thúc giục để người mua chuyển khoản đặt cọc 2-3 triệu đồng để giữ xe rồi xem xe sau, hoặc chuyển khoản mua xe ngay trước khi người khác mua mất, hoặc chuyển khoản chi phí vận chuyển xe đến nơi ở của mình theo hình thức (nhận hàng và giao tiền). Thế nhưng, sau khi gửi tiền. Người mua sẽ không thể liên lạc được với kẻ gian mạo danh người bán xe nữa.  

Chiêu trò lừa đảo này không mới nhưng nhiều người mua vẫn mắc phải bởi kẻ gian đánh trúng tâm lý “mua được xe xịn, giá rẻ”. Chính vì vậy, không ít người vì nhẹ dạ cả tin mà chuyển khoản đặt cọc để giữ xe, hoặc thậm chí chuyển tiền mua xe nhưng không thấy xe đâu. 

Kẻ gian đóng giả người bán để lừa lấy tiền cọc của người mua.

Dấu hiệu nhận biết

  • Kẻ gian yêu cầu chuyển khoản đặt cọc vài triệu, hoặc trả trước 20-50% giá trị xe đăng bán, hoặc trả trước tiền vận chuyển để gửi xe đến địa chỉ của người mua. 
  • Kẻ gian yêu cầu nạp thẻ game, thẻ điện thoại… để thay thế cho chi phí đặt cọc, chi vận chuyển…
  • Để lấy niềm tin của người mua khi chuyển tiền mua xe, vận chuyển, kẻ gian sử dụng photoshop để gửi thông tin giấy tờ mua bán, sang tên. Sau khi nhận tiền cọc 2-3 ngày, kẻ gian sẽ liên lạc thông báo xe sắp tới. Sau đó, kẻ gian sẽ yêu cầu người mua chuyển hết số tiền còn lại.
  • Kẻ gian thường đóng vai là người bán cá nhân nhưng khéo léo từ chối lộ mặt và cung cấp thông tin cá nhân để chứng minh.
  • Nếu kẻ gian giả mạo là cửa hàng mua bán xe máy cũ, họ sẽ từ chối cho biết tên và địa chỉ cửa hàng. 
  • Thông tin bán xe thường được rao bán trên các hội, nhóm, các trang mua bán trực tuyến. Ngay khi có thông tin đặt mua, kẻ gian sẽ liên hệ riêng với người mua thông qua Zalo, Facebook hoặc sim rác… 

Hậu quả

Sau khi người mua chuyển khoản, đặt cọc… hoàn tất; người mua sẽ không thể liên lạc được với kẻ gian mạo danh người bán xe nữa. Kênh thông tin qua facebook, zalo sẽ bị chặn, sim rác bị hủy bỏ. Thậm chí, việc điều tra đối tượng lừa đảo cũng gặp khó khăn bởi không có thông tin cá nhân khiến cho công an gặp khó khăn trong quá trình xác minh, tìm kiếm đối tượng lừa đảo.

Các lưu ý để mua xe máy cũ an toàn

Giấy tờ xe giả hoặc mua xe không cần giấy tờ

Tình huống 

Thông thường, đối tượng lừa đảo thường đóng vai trò là người bán cá nhân, bán xe chính chủ. Những chiếc xe đăng bán thường có mẫu mã đẹp mắt và mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, các xe được bán đang trong tình trạng cầm cố ngân hàng, xe bị trộm cướp, nhập lậu… Lúc này, giấy tờ xe sẽ được làm giả để lấy lòng tin của người mua và tiến hành giao dịch mua xe.

Hoặc kẻ gian sẽ viết giấy cam kết và bán xe máy không có giấy tờ với mức giá rẻ hơn giá thị trường để đánh vào tâm lý mua được xe rẻ.  

Dấu hiệu nhận biết 

Đối với trường hợp giấy tờ giả, kẻ gian sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng không sang tên. Bởi khi Công an kiểm tra tiến hành đăng ký sang tên đổi chủ sẽ phát hiện giấy tờ mua bán là giả. 

Hậu quả 

Rất nhiều người không biết mua xe máy thanh lý không giấy tờ là vi phạm pháp luật, người mua có thể bị phạt như sau nếu như cố tình mua xe nhập lậu, xe trộm cắp: Phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng và phạt hình sự từ 6 tháng đến 3 năm tù giam (Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015).

Trong trường hợp người mua không biết đó là xe có dấu hiệu phạm tội thì sẽ không bị coi vi phạm pháp luật, nhưng phải có giấy tờ chứng minh bản thân cũng là người bị lừa đảo trong giao dịch này. 

Lừa mua bán xe giá rẻ để cướp xe

Rất nhiều người sẽ nghĩ rằng mua xe thanh lý, giá rẻ thì làm gì đến mức nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng thực tế đã có rất nhiều vụ mua bán xe máy giả với mục đích chính là để cướp tài sản, tấn công người mua xe.

Tình huống 

Các đối tượng này sẽ dụ người mua xe đến địa điểm hẹn gặp để kiểm tra và mua xe. Sau đó chúng sẽ thực hiện các hành vi phạm pháp của mình để cướp tiền và tài sản của người mua.

Giao xe không đúng hình ảnh 

Tình huống 

Đối tượng đồng ý cho người mua thanh toán sau khi nhận xe. Khi xe đã được gửi đến nơi, kẻ gian yêu cầu người bán thanh toán các khoản phí để nhận xe. Khi đó, người mua mới phát hiện được giao không giống như hình ảnh đã trao đổi trước đó. Lúc này người mua không đòi được tiền cũng như không thể liên hệ được với kẻ mạo danh người bán nữa. 

Kinh nghiệm khi mua xe máy cũ để tránh bị lừa

Áp dụng nguyên tắc 3K-3N

Có rất nhiều khách hàng tìm mua xe máy cũ trên ứng dụng OKXE. Do vậy, kẻ gian cũng trà trộn để mạo danh người bán hàng nhằm tiến hành lừa đảo. Chiếm đoạt tài sản của khách hàng mua xe. 

Chính vì vậy, OKXE luôn khuyến nghị khách hàng mua xe hãy áp dụng thông điệp 3K-3N. Khi đó, bạn sẽ đảm bảo mua được xe xịn và giá tốt trên ứng dụng OKXE. 

OKXE luôn khuyến nghị khách hàng tuyệt đối không chuyển khoản, đặt cọc trước khi kiểm tra xe.

Để tránh bị lừa khi mua xe máy cũ, dưới đây là các bước giao dịch an toàn khi mua xe. Bạn áp dụng nhé. 

Bước 1: Liên hệ để gặp gỡ trực tiếp người bán

“Biết người, biết ta” là nguyên tắc số 1. Mọi giao dịch mua bán đối với những tài sản có giá trị như xe máy cần được xác minh thông tin rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề phát sinh sau giao dịch (nếu có). Do vậy, hãy gặp gỡ trực tiếp người bán, tìm hiểu rõ thông tin của người bán trước khi tiến hành kiểm tra xe và tiến hành giao dịch mua xe.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra giấy tờ pháp lý của xe

  • Kiểm tra giấy đăng ký xe thật hay giả. Bạn có thể tham khảo bài viết Cách phân biệt giấy tờ xe thật – giả để mua xe chính chủ và làm theo hướng dẫn nhé. Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết của xe để tránh trường hợp mua phải xe ăn cắp hay mua xe trả góp chưa được thanh toán
  • Hãy kiểm tra số khung, số máy, biển số xe, đời xe, cấu hình động cơ có trùng với giấy phép đăng ký (cà vẹt) xe hay không? Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định xe có còn nguyên bản hay đã bị độ/ lên đời xe…  

Bước 3: Kiểm tra chất lượng xe cũ 

Kiểm tra các chi tiết bên ngoài của xe 

Bạn có thể quan sát bằng mắt để xác định chất lượng tổng thể của xe cũ. Các chi tiết cần phải kiểm tra như:

  • Dàn áo có trầy xước, vỡ hay còn nguyên vẹn không?
  • Hệ thống đèn xe: Đèn pha, đèn cốt, đèn xi nhan,…
  • Tình trạng công tơ
  • Vỏ bánh xe có bị mòn, nứt không?

Kiểm tra các chi tiết bên trong

Khi đi mua xe cũ, bạn nên nhờ người có chuyên môn đi cùng để có thể đánh giá được tình trạng động cơ của xe. Bởi một chiếc xe tốt là một chiếc xe có động cơ vận hành ổn định. Những chi tiết cần được kiểm tra:

  • Tình trạng nồi xe
  • Hệ thống điện
  • Hoạt động cảm biến của xe
  • Bình ắc quy và hệ thống sạc
  • Tình trạng kim phun và đọc lỗi Fi
  • Bugi, hệ thống lọc gió
  • Hệ thống dầu nhớt của xe. 

Chạy thử 

Những chiếc xe cũ từng xảy ra va chạm mạnh thì khung sườn sẽ bị yếu đi rất nhiều. Để kiểm tra bạn cần ngồi lên xe và chạy thử trên đường bằng phẳng. Trong quá trình chạy thử, bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

  • Tình trạng cổ lái
  • Tình trạng phanh hoạt động có ổn định không?
  • Mâm xe
  • Hệ thống phuộc trước và sau có êm ái không?
  • Tay lái có bị đảo không?
  • Khi tăng tốc xe có bị rung không?
  • Dàn áo có kêu, rè khi xe chạy nhanh không?
  • Tình trạng hộp số…
  • Đồng hồ xe 
  • Yên xe cứng hay êm ái?
  • Việc quan sát, kiểm tra càng chi tiết sẽ giúp bạn đánh giá được chính xác chất lượng thực tế của xe.  

Bước 4: Hoàn tất hợp đồng mua bán xe máy cũ, có công chứng hợp đồng mua bán 

Theo khoản 2 điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Có nghĩa là, nếu hợp đồng bán xe giữa cá nhân với cá nhân/tổ chức mà không được công chứng hoặc chứng thực thì bị vô hiệu. Do vậy, bạn nên yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán để pháp luật bảo vệ quyền lợi của người mua. Nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch mua xe nhé.

Trên đây là những tình huống cảnh bảo đối với những trường hợp bị lừa khi mua xe máy cũ được OKXE tổng hợp để bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm mua xe cũ chất lượng, giá tốt.

Cần làm gì khi mua xe ở OKXE?

Hãy lưu ý rằng, OKXE là nền tảng giao dịch mua bán xe máy trực tuyến, bạn phải luôn chủ động kiểm tra và chú ý khi thương lượng và giao dịch. Ghi nhớ và áp dụng thông điệp 3K-3N nhằm đề phòng dính bẫy các tình huống lừa đảo. Tránh gặp trường hợp “tiền mất tật mang” vì mánh khóe của kẻ xấu.

Khi có nhu cầu tìm mua xe máy cũ trên ứng dụng OKXE, hãy liên hệ Fanpage Facebook OKXE. https://www.facebook.com/okxevietnam/ để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi phát hiện trường hợp khả nghi, bạn hãy báo cáo vi phạm dưới sản phẩm để thông báo với OKXE. Đội ngũ OKXE sẽ xem xét và tiến hành khóa tài khoản xấu ngay sau khi phát hiện.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan