Ngày 5/10 vừa qua, hầm chui Lê Văn Lương chính thức được thông xe. Dầu vậy, vẫn còn nhiều thắc mắc của bạn đọc khi chưa biết hầm chui Lê Văn Lương đi hướng nào? Và dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết đến từ OKXE.
Trước khi được thông xe vào ngày 5/10, 3 trục xuyên tâm là Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng thường rơi vào tình trạng ùn tắc, quá tải bởi đây là nơi có mật độ dân cư đông đúc cũng như có tuyến xe buýt BRT chạy qua. Chính vì vậy, dự án hầm chui Lê Văn Lương – Tố Hữu có tổng mức đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng được kỳ vọng là giải cứu tình trạng quá tải về mặt hạ tầng.
Theo đó, đoạn giao cắt Lê Văn Lương – vành đai 3 được xén vỉa hè mở rộng. Hiện nút giao này được mở từ 6 làn xe lên 10 làn di chuyển. Trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở. Và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380m với 4 làn xe. Điều này giúp chấm dứt tình trạng giao cắt với đường vành đai 3 dẫn đến ùn tắc, quá tải khi lưu thông.
Và theo phương án phân luồng của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Các phương tiện được phép lưu thông cụ thể như sau:
- Các phương tiện từ Lê Văn Lương, Tố Hữu đi đường Khuất Duy Tiến lưu thông qua khu vực nút giao theo hướng dẫn của hệ thống biến báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định.
- Đối với phương tiện trên đường Khuất Duy Tiến (vành đai 3), xe sẽ không được phép rẽ trái đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu mà phải đi thẳng qua nút giao, quay đầu tại hai điểm mở dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến, sau đó rẽ phải đi đường Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu.
Lưu ý:
- Xe thô sơ, người đi bộ, phương tiện cao quá 4,75 m. Không được đi qua hầm chui Lê Văn Lương.
- Người đi bộ và các phương tiện trên lưu thông qua khu vực nút giao trên hầm chui. Theo hướng dẫn của hệ thống biển báo, sơn kẻ, đèn tín hiệu giao thông theo quy định.
- Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT qua đoạn đường này. Cũng được khôi phục theo hiện trạng trước khi thi công hầm chui.