Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam không thể tránh khỏi những mùa mưa lớn. Thêm vào đó là tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông chưa tốt rất dễ xảy ra tình trạng ngập lụt. Điều này khiến cho các phương tiện giao thông dễ xảy ra trục trặc. Đặc biệt là xe máy như khi nước vào pô xe máy. Vậy nước vào pô xe máy có tác hại gì? Khắc phục chúng ra sao?
Tác hại của việc nước vào pô xe máy
Khi nước vào pô xe máy không chỉ ảnh hưởng đến ống pô mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận khác. Cụ thể:
Đối với ống pô
Ống pô là một bộ phận được coi là ống thoát khí. Nếu di chuyển ở những đoạn đường ngập nước và nước chui vào trong ống pô sẽ khiến chúng ta không thể vít ga được hoặc ga quá thấp. Điều này khiến cho động cơ bị chết không thể hoạt động được.
Ngoài ra, đây cũng là bộ phận cũng rất dễ đọng lại nước. Nếu để lâu và không xử lý sẽ khiến ống pô bị ăn mòn, hoen gỉ, thậm chí là bị nặng hơn.
Đối với động cơ
Dây curoa trên xe đều được thiết kế dạng làm mát bằng gió. Chính vì vậy, khả năng chống thấm của bộ phận này khá thấp. Nếu các bạn đi vào đoạn đường ngập nước sẽ khiến nước có thể xâm nhập được vào bộ phận này. Bên cạnh đó với lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ cao lại gặp nước sẽ khiến nhiệt độ giảm một cách đột ngột từ đó bộ ron máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể còn khiến nứt vỏ máy.
Đối với phanh
Mỗi khi di chuyển trong điều kiện trời mưa lại ngập nước thì khả năng phanh sẽ giảm đi đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường của bánh xe. Từ đó sẽ khiến xe dễ bị trơn trượt hơn nếu chẳng may bạn phanh quá gấp.
Không những vậy, nhiều mẫu xe hiện nay còn sử dụng thiết bị điện tử. Việc ngập nước hay tiếp xúc thường xuyên với nước còn khiến các thiết bị này bị ẩm mốc, giảm tuổi thọ hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống.
Làm gì sau khi nước vào pô xe máy
Đối với xe số
Nếu ống pô xe số bị nước vào thì các bạn thực hiện các bước sau:
- Các bạn dắt xe đến khu vực khô ráo. Nếu động cơ chết đột ngột và không thể đề nổ lại. Thì các bạn không nên cố đề vì nó sẽ khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn.
- Sau khi xe ổn định và nổ được bình thường thì các bạn về số 0 sau đó rồ ga để nước trong pô có thể thoát ra ngoài.
- Tiếp đó, các bạn tháo bugi ra lau sạch và lắp lại.
- Bước tiếp theo, các bạn khoá xăng lại và tháo hết xăng cũ ở bên trong bộ chế hoà khí. Sau đó các bạn mở khoá xăng và khởi động lại.
- Tiếp đó các bạn xả hết dầu trong khoang máy, làm sạch khoang máy rồi thay dầu mới.
- Các đầu mối điện cũng cần sấy khô để tránh bị oxy hoá hay chập điện.
- Sau khi làm các bước trên, các bạn vẫn nên đem xe đến trung tâm bảo hành gần nhất để thợ lành nghề có thể hỗ trợ.
>>> Xem những chiếc xe số đang được bày bán trên OKXE tại đây
Đối với xe ga
Xe ga có cấu tạo đặc biệt hơn một chút đó là đường ống thông hơi thấp nên nước càng dễ lọt vào trong ống pô. Khi nước đã lọt vào thì hiện tượng chết máy sẽ dễ dàng xảy ra hơn. Bởi lúc này dầu máy đã bị axit hoá khiến động cơ không hoạt động. Khi động cơ bị chết thì các bạn không nên cố khởi động lại. Người ta thường nói cố quá thành quá cố nên nếu bạn cố khởi động lại sẽ khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn. Việc bạn cần làm đó là đến cửa hàng sửa xe gần nhất để khắc phục hoặc thực hiện các thao tác sau:
- Đầu tiên các bạn tháo bugi, lau sạch và lắp lại
- Tiếp đó các bạn xả dầu máy rồi vệ sinh lại khoang máy cho sạch sẽ và khô ráo. Sau khi vệ sinh xong thì các bạn thay dầu mới nhằm đảm bảo không có nước lẫn trong dầu.
- Bước tiếp theo các bạn sấy khô các mạch điện để mạch điện không bị chập, cháy…
- Sấy khô hệ thống phanh nhằm tránh chai má phanh. Ngoài ra, các bạn có thể dùng dầu máy hoặc mỡ để tẩy sạch những tạp chất trên chân phanh, xích, cần khởi động…
>>> Xem những chiếc xe tay ga đang được bán trên OKXE dưới đây
Khi gặp đường ngập nước phải làm sao?
- Xe số: Các bạn khi đi qua nơi ngập nước thì các bạn nên đi ở số thấp để động cơ khoẻ hơn. Lưu ý, đi đều tay ga để động cơ k bị chết máy.
- Xe tay ga: Tuyệt đối không bỗng dưng rồ ga mà thay vào đó là đều ga, đi chậm. Quan sát nếu thấy nước có thể ngập ống pô thì không nên đi qua đó.
- Xe côn tay: Xe côn tay khó đi hơn xe số khá nhiều vì bạn phải giữ cả tay côn và tay ga. Vì vậy, khi đi xe côn tay qua đường bị ngập, các bạn nên đi số thấp nhất có thể và đều tay ga, đặc biệt các bạn không nên nhả hết côn khi đi chậm như vậy.
- Xe điện: Do xe sử dụng ắc quy nên Okxe khuyên các bạn nếu gặp đường ngập nước thì tuyệt đối không nên đi qua vì có thể khiến bình ắc quy bị hỏng.
Trên đây là một vài thông tin về câu hỏi “nước vào pô xe máy”. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp các bạn có biện pháp khắc phục nếu gặp phải tình huống tương tự.