Không thể phủ nhận công dụng của lắp chống đổ giúp bảo vệ chiếc xe của bạn tránh khỏi những trầy xước khi có va chạm xảy đến. Tuy nhiên, việc lắp chống đổ sai cách lại ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ. Và thậm chí nguy hiểm cho chính người lái. Vậy nên lắp chống đổ xe mô tô loại nào thì tốt nhất? Bạn xem những gợi ý trong bài nhé.
Có nên lắp chống đổ cho xe mô tô?
Về cơ bản lắp chống đổ sẽ giúp bảo vệ thân xe, mặt khác nó còn đóng vai trò như món đồ trang trí đẹp mắt để tạo điểm nhấn riêng cho chiếc xe. Thông thường, lắp chống đổ được nhiều anh em biker trang bị cho những chiếc mô tô PKL là món tài sản có giá trị. Điều này sẽ góp phần hạn chế trầy xước, làm hư hại dàn áo và động cơ của xe, nhất là khi một chiếc xe PKL có giá bán không dưới 100 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc sử dụng chống đổ cũng cần phải lưu ý, bởi khi lắp sai cách có thể “tiền mất tật mang” hoặc trở nên lãng phí. Nếu bạn có ý định lắp chống đổ cho chiếc mô tô của mình. Bạn nên cân nhắc về hai yếu tố này trước nhé.
-
Để lắp chống đổ, bắt buộc người thợ phải hàn hay khoan, đục thủng yếm xe để bắt vít vào. Đây là hành vi thay đổi kết cấu của xe. Và có thể bị xử phạt hành chính từ 2-4 triệu đồng đối với cá nhân.
-
Nếu lắp những loại chống đổ không chất lượng có thể khiến gãy ốc, khung sườn xe bị biến dạng, lốc máy bị vỡ khi có va chạm mạnh, thậm chí có trường hợp chống đổ đè lên dẫn gây ra những tổn thương cho chính người cầm lái.
Do vậy, để phát huy tối đa tác dụng của lắp chống đổ, bạn nên nghe tư vấn kỹ càng từ người có chuyên môn. Như vậy nếu xe bị đổ ngã thì món đồ này sẽ thực hiện đúng vai trò của mình. Giúp thân xe tránh được những trầy xước và hư hại không đáng có.
Có mấy loại chống đổ xe mô tô?
Về cơ bản, chống đổ cho xe máy được chia làm hai loại:
Chống đổ đơn (chống đổ gù)
Đây là loại chống đổ phổ biến nhất hiện nay và thường được gắn trên những chiếc underbone nhỏ gọn. Cấu tạo của chống đổ đơn dạng hình trụ đơn giản và được gắn vào trục bánh xe, khung sườn,… Chi phí để lắp chống đổ đơn cũng rất phải chăng, chỉ từ 100.000 – 200.000 đồng.
Tuy vậy, chống đổ đơn có nhược điểm về khả năng chịu lực nên thường mang tính chất trang trí thay vì bảo vệ cho xe. Khi xe bị va chạm mạnh dẫn đến đổ xe, phần chống đổ có thể bị gãy, biến dạng. Thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới khung sườn của động cơ. Tệ hơn, chính thanh chống đổ đơn còn có thể gây thương tích cho người lái.
Để chống đổ đơn làm đúng chức năng của mình khi bảo vệ thân xe và khung xe, giảm thiểu sự hư hại khi va chạm, bạn nên chọn loại chống đổ đến từ thương hiệu uy tín, có khả năng chịu lực tốt. Phần chịu lực của chống đổ nên nhô ra ngoài khoảng 5 cm tính từ động cơ. Bên cạnh đó, chúng ta nên tránh việc lắp trực tiếp chống đổ vào phần lốc máy, hoặc khu vực gần chân người lái để hạn chế được thanh chống đổ làm kẹt chân khi xe đổ đè lên người.
Chống đổ đa điểm (chống đổ dạng khung)
Đây là loại chống đổ thường được trang bị trên những mẫu xe mô tô PKL. Loại chống đổ có thiết kế gồm nhiều thanh kim loại được liên kết với nhau để tạo thành bộ khung chịu lực cho xe. Tùy theo thiết kế mà bộ khung chống đổ được che chắn cho dàn áo, lốc máy, bình xăng, ống xả… Khi xảy ra va chạm, lực sẽ tác động vào khung chống đổ và phân tán đi nhiều nơi. Để tránh hư hại cho động cơ cũng như khung sườn của xe.
Chống đổ đa điểm cho xe mô tô.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại chống đổ này là kết cấu lớn, làm mất đi tính thẩm mỹ ban đầu của xe. So với chống đổ đơn, chi phí của chống đổ đa điểm sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Có thể lên đến vài triệu đồng tùy theo chất lượng thương hiệu bạn chọn.
Như vậy, tùy vào nhu cầu mà bạn nên lắp kiểu chống đổ xe mô tô loại nào cho phù hợp nhé.
Lưu ý khi chọn chống đổ cho xe mô tô
Mục đích cuối cùng của chống đổ vẫn là giúp xe không bị trượt và văng đi quá xa nếu bị va chạm, khi đó sẽ giảm thiểu được những hư hại của dàn áo cho đến động cơ của xe. Vì vậy, bạn nên chọn loại chống đổ chất lượng từ kiểu dáng cho đến vật liệu sử dụng. Để tương thích với chiếc xe của mình nhé.
Theo tiêu chuẩn dành cho trang bị chống đổ, vật liệu phần đầu của chống đổ phải là loại nhựa có khả năng chịu nhiệt và ma sát, có độ cứng vừa đủ. Thậm chí, có một số loại chống đổ còn được trang bị cả lò xo. Để giảm chấn trong quá trình xe đổ ngã. Nếu bạn chọn những loại chống đổ có phần đầu bằng kim loại sẽ tạo ra độ trơn trượt lớn. Gia tăng ma sát với mặt đường khiến xe bị văng xa hơn. Ngược lại, những loại chống đổ được thiết kế phần đầu với chất liệu bằng cao su. Lại gia tăng ma sát tiếp xúc đột ngột và có thể khiến xe bị lật, đổ. Và gây nguy hiểm cho chính người lái.
Hy vọng rằng với những nội dung cung cấp trong bài, bạn đã xác định được nên lắp chống đổ cho xe mô tô loại nào thì phù hợp nhất. Và OKXE chúc bạn luôn lái xe an toàn, xế yêu luôn bền đẹp trên mọi hành trình nhé.