Hiện nay, hầu hết các dòng xe tay ga đều được các hãng xe trang bị chức năng Idling Stop. Là chức năng hiện đại dễ sử dụng, tuy nhiên bạn có thể gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông nếu chưa thực sự hiểu về chức năng này. Cùng tìm hiểu xem Idling stop là gì cũng như cách thức hoạt động của chức năng này ra sao qua bài viết sau đây nhé!
Idling stop là gì?
Là công nghệ giúp ngắt tạm thời động cơ xe khi xe đang hoạt động. Khi xe không hoạt động từ 3 giây trở lên, công nghệ này sẽ tạm thời tắt máy xe. Dường như Idling stop khá hữu ích mỗi khi bạn dừng đèn đỏ. Khi Idling stop được bật lên, chữ A với mũi tên hình vòng cung bao quanh trên màn hình sẽ sáng lên cho đến khi nào xe tiếp tục hoạt động.
Quá trình hoạt động của Idling stop
Trong hệ thống công nghệ giúp động cơ xe ngắt tạm thời Idling Stop, ECU là trung tâm của cả hệ thống. Bộ phận sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến rồi xử lý tín hiệu để có thể ngắt hay tái khởi động lại động cơ. Trong hệ thống Idling Stop, ECU sẽ có 4 chế độ điều khiển như sau:
-
Khi khởi động lần đầu xe chuyển trạng thái từ off sang on, lúc này người điều khiển chỉ cần ấn nút khởi động. Động cơ xe sẽ bắt đầu hoạt động ở chế độ không tải. Động cơ sẽ không tự ngắt khi bạn dừng quá 3 giây. Ở công đoạn này động cơ sẽ được làm nóng và đảm bảo hoạt động đủ công suất.
-
Sau khi khởi động xe và đi được vận tốc hơn 10km/h, khi đó cảm biến tốc độ sẽ xác định được nhiệt độ động cơ lúc này lớn hơn 50⁰C. Sau đó, ECU sẽ tự động hiểu rằng động cơ đã được làm nóng và hệ thống Idling Stop có thể hoạt động được.
-
Khi xe của bạn dừng chuyển động quá 3 giây thì ECU sẽ yêu cầu đóng bướm ga và tắt hệ thống đánh lửa. Khi đó, bộ phận cảm biến sẽ thông báo lại với ECU rằng người điều khiển vẫn đang ngồi trên xe và động cơ sẽ ngưng hoạt động. Các hệ thống khác như đèn, còi vẫn hoạt động bình thường.
-
Khi tiếp tục di chuyển, người điều khiển chỉ cần vặn tay ga là bướm ga sẽ được mở trở lại. Cảm biến của bướm ga sẽ phát tín hiệu cho ECU để yêu cầu tái khởi động lại động cơ. Lúc này, hệ thống cung cấp nhiên liệu và hệ thống đánh lửa cũng sẽ hoạt động trở lại. Và người điều khiển có thể lái xe đi tiếp.
Những thông tin trên cũng chính là đáp án cho câu hỏi Idling stop là gì và chức năng này hoạt động ra sao. Vậy khi sử dụng Idling stop ta cần lưu ý điều gì? Cùng OKXE xem tiếp phần sau nhé.
Những điều cần biết khi sử dụng Idling stop
Lợi ích khi sử dụng Idling stop
- Khi dừng đèn đỏ lâu, Idling stop sẽ giúp xe tiết kiệm được một lượng xăng tương đối.
- Giúp giảm lượng khí thải ra bên ngoài môi trường. Đồng thời cũng đỡ gây ồn ào hơn khi máy xe được tắt.
- Khi dừng xe, máy tắt cũng giúp xe của bạn không bị rung, hạn chế khó chịu khi lái xe.
Những lưu ý khi sử dụng Idling stop
- Để bật tắt chức năng Idling stop bạn sử dụng nút bên phải tay lái. Idling Stop là Bật và Idling là Tắt.
- Idling Stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe (ECU) kích hoạt khi xe khởi động và chạy lần đầu. Đạt tốc độ trên 10km/giờ và nhiệt độ động cơ trên 50 độ C.
- Nếu chúng ta gạt chân chống nghiêng khi xe đang tắt máy bằng Idling Stop hoặc gạt nút qua Idling thì chức năng sẽ bị tắt, nếu muốn khởi động lại máy sẽ phải sử dụng nút đề.
- Nếu nhiệt độ nước làm mát quá nóng (đèn Fi hoặc đèn báo nhiệt sáng lên). Xe bị lỗi phun xăng điện tử thì Idling Stop không sử dụng được.
Làm sao để bật chế độ Idling stop?
- Để bật tắt chức năng này, bạn hãy sử dụng nút bên phải ngoài cùng tay lái. Idling stop có nghĩa là bật còn idling là để tắt chức năng này.
- Idling stop sẽ được bộ xử lý trung tâm của xe là ECU hỗ trợ kích hoạt khi xe bắt đầu vận hành và chạy lần đầu. Khi đó xe sẽ đạt tốc độ trên 10km/giờ. Và nhiệt độ động cơ có thể lên đến hơn 50 độ C.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản để giải đáp cho câu hỏi Idling stop là gì. Chắc hẳn những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ Idling stop cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng công nghệ này. Vậy bạn nghĩ sao về chức năng này. Hãy để lại bình luận để OKXE và mọi người được biết nhé.