Trên thị trường linh kiện xe máy hiện nay có hai loại giảm xóc là phuộc Upside Down và phuộc ống lồng. Vậy giảm xóc hành trình ngược và giảm xóc ống lồng khác nhau như thế nào? Loại giảm xóc nào tốt hơn? Cùng tìm hiểu nhé.
Phuộc xe (giảm xóc) là gì?
“Phuộc” là phiên âm của từ “Fork” trong tiếng Anh hay “Fourche” trong tiếng Pháp. Đây là một trong hàng trăm linh kiện giúp chiếc xe trở nên hoàn thiện hơn.
Bên cạnh tác dụng giúp chiếc xe hoàn thiện hơn, đẹp mắt hơn, phuộc xe máy còn có tác dụng giảm tác động của mặt đường lên các bộ phận khác của xe máy. Đặc biệt, khi xe di chuyển trên những cung đường xấu, gồ ghề. Các bạn sẽ nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ phận này. Chính vì vậy, bên cạnh tên gọi là “phuộc”, bộ phận này còn có tên gọi khác là “giảm xóc”.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại phuộc là giảm xóc hành trình ngược và giảm xóc ống lồng.
Nên sử dụng giảm xóc hành trình ngược hay giảm xóc ống lồng?
Để tối ưu hoá cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng, phuộc xe máy cũng được đa dạng hoá về kiểu dáng, chủng loại, thương hiệu cũng như giá thành. Như đã nói ở trên, hiện tại trên thị trường có 2 loại phuộc được sử dụng nhiều nhất là giảm xóc hành trình ngược (phuộc Upside Down) và giảm xóc ống lồng. Vậy nên sử dụng phuộc Upside Down hay phuộc ống lồng?
Phuộc Upside Down có tốt không?
Đúng như tên gọi phuộc hành trình ngược, về cơ bản loại phuộc này có thiết kế phần tĩnh đặt phía trên và được cố định với chảng ba. Trong khi đó, phần ống phuộc thì lại được cố định trực tiếp với bánh trước của xe máy.
Loại phuộc này hiếm khi được sử dụng cho các dòng xe máy thông thường như xe số phổ thông hay xe ga. Thay vào đó, phuộc USD lại được thường được sử dụng cho các dòng xe tay côn, xe phân khối lớn như mẫu xe thể thao hiện đại hay mẫu xe off-road.
Vậy ưu nhược điểm của phuộc USD là gì?
Ưu điểm
- Phuộc USD thường được làm từ các vật liệu có trọng lượng nhẹ, có tính bền bỉ cao. Do đó, khi chiếc xe của bạn trang bị giảm xóc hành trình ngược sẽ giúp cắt giảm tối đa trọng lượng xe mỗi khi di chuyển và sử dụng.
- Theo phản hồi của nhiều người đã sử dụng phuộc hành trình ngược. Loại phuộc này cho khả năng hoạt động khá êm ái và tính đàn hồi vô cùng tốt.
- Thiết kế của loại phuộc này cũng được đánh giá cao hơn rất nhiều so với các loại phuộc khác trên thị trường.
Nhược điểm
- Do sở hữu nhiều ưu điểm về thiết kế cũng như những tính năng mà nó đem lại. Phuộc Upside Down có giá bán khá “chát”.
- Phần ty phuộc của giảm xóc rất dễ bị xước do được đặt ở vị trí thấp
- Trong quá trình sử dụng hay gặp tình trạng ống chứa dầu bị vỡ hoặc dầu thuỷ lực trong ống chứa bị xì.
Có nên dùng phuộc ống lồng hay không?
Khác với giảm xóc hành trình ngược, giảm xóc ống lồng có các chi tiết như ty phuộc, lò xo và dầu giảm chấn. Các chi tiết này kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất, triệt tiêu những tác động tiêu cực từ bánh xe lên ghi đông cũng như trọng tâm của xe.
Giảm xóc ống lồng là loại phuộc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ, với thiết kế đơn giản, mẫu phuộc này phù hợp với các dòng xe thương mại trên thị trường như xe số và xe tay ga. Để trả lời cho câu hỏi có nên dùng phuộc ống lồng hay không, hãy cùng Darwinmotors điểm qua những ưu nhược điểm của loại giảm xóc này.
Ưu điểm
- Giảm xóc ống lồng được người dùng đánh giá khá cao về thiết kế nhỏ gọn cũng như khả năng lắp đặt, bảo dưỡng hay sửa chữa dễ dàng, đơn giản.
- Dễ dàng căn chỉnh, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của mỗi người.
- Mẫu giảm xóc này còn được trang bị thêm phần cao su bên ngoài giúp giảm đáng kể tình trạng ty phuộc bị xước trong quá trình sử dụng.
- Giá thành rẻ hơn so với phuộc hành trình ngược.
Nhược điểm
- Do có giá thành rẻ hơn nên giảm xóc ống lồng có trọng lượng nặng hơn so với phuộc USD.
- Khả năng hấp thụ lực và giảm chấn động kém hơn so với phuộc USD.
- Trong trường hợp va đập mạnh. Loại phuộc này cũng có thể bị cong, xước ty phuộc hay dầu thuỷ lực bị xì.
Dựa trên những ưu nhược điểm của hai loại phuộc này, xét về tổng thể. Giảm xóc hành trình ngược được người dùng ưu ái hơn mặc dù nó có giá bán cao hơn. Tuy nhiên, không phải mẫu xe nào cũng có thể sử dụng loại phuộc này. Để biết được chiếc xe của mình nên sử dụng loại phuộc nào. Các bạn cần dựa trên nhiều yếu tố khác như loại xe, giá bán, đặc điểm quãng đường di chuyển…
Hy vọng, với những phân tích kể trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai loại phuộc này để từ đó lựa chọn được cho chiếc xe yêu quý của mình loại linh kiện phù hợp nhé.