Độ đèn xe máy là một trào lưu khá hot hiện nay bởi nó sẽ giúp cải thiện khả năng chiếu sáng mà lại không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như chức năng xe. Tuy nhiên độ như nào cho đúng, cần lưu ý những gì?
Độ đèn xe máy là gì?
Độ đèn xe máy hiểu nôm na nghĩa là lắp thêm 1001 thứ đèn lên chiếc xe tùy theo sở thích của mỗi người.
Việc độ đèn xe máy sẽ gồm những mục như:
- Làm kim đèn, đèn nền đồng hồ
- Lên đèn pha, lên Angel Eyes, gương cầu
- Lên đèn báo như báo bình, báo số, báo tua máy…
- Lắp đèn đuôi, đèn sấm chớp, đèn bánh xe
- Thay sạc, thay acquy, điện bình, hệ thống công tắc
- Những thứ khác liên quan tới đèn
Độ đèn xe máy có ưu nhược điểm gì?
Giống như các kiểu độ xe khác, độ đèn cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể:
-
Ưu điểm
- Độ đèn xe máy khiến chiếc trở nên lung linh hơn. Đặc biệt là mỗi khi di chuyển vào ban đêm.
- Cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng thông qua những loại đồng hồ mà người dùng lắp thêm.
- Tăng khả năng chiếu sáng
- Tăng khả năng nhận biết xe của bản thân dù ở khoảng cách xa.
-
Nhược điểm
- Những loại bóng độ cho đèn pha thường là những loại bóng không có dây tóc, không bị ảnh hưởng bởi những rung động nên những loại bóng này có thể chiếu sáng tới 2.000 giờ, gấp 4 lần so với bóng halogen. Khi chiếu sáng, nó sẽ phát ra một loại ánh sáng trắng giống như ánh sáng ban ngày. Việc thay bóng có công suất lớn như vậy khiến tầm nhìn của người chạy ngược chiều bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Mặc dù chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt với hành vi này nhưng các bạn nên biết rằng việc độ đèn xe máy quá sáng có thể gây ra tai nạn giao thông.
- Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đèn có mức giá khác nhau. Với những mẫu đèn được nhập khẩu thì sẽ có giá khoảng 100 – 300 USD (khoảng 2.3 – 7 triệu đồng). Trong khi những đèn chất lượng kém chỉ có giá từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng. Những đèn chất lượng thì không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, đèn kém chất lượng sẽ đem đến những vấn đề như nhiệt lượng toả ra cao trong khi lỗ thoát nhiệt lại bị bít sẽ dẫn đến tình trạng cháy nổ.
- Việc độ đèn Passing sẽ khiến bộ khởi động cùng bộ chấn lưu phải ngắt mạch rồi khởi động lại. Việc ngắt mở liên tục sẽ khiến tuổi thọ của đèn bị giảm và bộ chấn lưu cũng rất dễ bị hỏng.
- Dễ dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị chập
Nếu muốn độ đèn xe máy thì cần lưu ý những gì?
Đầu tiên, khi độ đèn thì người dùng sẽ phải độ thêm cả dàn điện nhằm đảm bảo sự ổn định và sức chịu tải của hệ thống điện khi các bạn lắp thêm 1001 thứ đèn kể trên.
Như vậy, khi độ đèn, các bạn cần tính toán được mức tải để cải thiện được dàn điện một cách hợp lý nhất. Cụ thể, nếu chỉ lắp thêm 1 – 2 đèn có công suất nhỏ thì các bạn không cần làm lại dàn điện. Ngược lại, nếu lắp những bóng có công suất lớn thì các bạn chắc chắn nên độ lại cả dàn điện.
Thứ hai, như đã nói ở trên. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đèn có mức giá khác nhau. Với những mẫu đèn được nhập khẩu thì sẽ có giá khoảng 100 – 300 USD (khoảng 2.3 – 7 triệu đồng). Trong khi những đèn chất lượng kém chỉ có giá từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng. Những đèn chất lượng thì không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, đèn kém chất lượng sẽ đem đến những vấn đề như nhiệt lượng toả ra cao trong khi lỗ thoát nhiệt lại bị bít sẽ dẫn đến tình trạng cháy nổ. Vì vậy các bạn nên lựa chọn những loại bóng chất lượng để không khiến lỗ thoát nhiệt bị bít nhé.
Thứ ba, việc điều chỉnh hệ thống điện, nối dây không phải dễ và nó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nếu tháo lắp bình thường thì quá dễ rồi nhưng nếu lắp đèn có công suất không hợp với điện bình đồng thời thợ nối dây thiếu an toàn thì xe dễ bị chập cháy do những mấu nối không được đảm bảo về an toàn kỹ thuật.
Thêm nữa, khi lắp đèn nếu thợ sửa lấy điện từ bình ắc quy thì cần tìm hiểu liệu bình ắc quy đó có đủ điện để cung cấp cho đèn mới hay không. Nếu không đủ điện mà vẫn cố lắp thì sẽ dẫn đến bình ắc quy nhanh hết điện từ đó các bộ phận khác như đèn xi nhan, còi, hệ thống khởi động… không hoạt động đúng như thiết kế ban đầu. Nặng hơn đó là các bộ phận này hỏng còn xe thì bị chết máy…
Một lưu ý nữa đó là khi độ lại hệ thống điện, dây điện cần dùng loại vỏ dày có chất lượng tốt. Bởi lẽ, trong quá trình sử dụng, việc cọ xát giữa các dây là điều không thể tránh khỏi. Nhằm hạn chế rủi ro, dây điện tốt là điều cần thiết. Giữa các dây nên có mối nối cùng giắc cắm chuyên dụng, không nên nối dây quá nhiều.
Hướng dẫn độ đèn LED chỉ trong 11 bước
-
Bước 1
Tháo rời kính và chóa đèn nguyên bản. Sau đó tách rời phần choá và phần kính phía trong. Việc này không quá khó khăn, các bạn chỉ cần hơ nóng lớp keo ở mép đèn rồi tháo các lẫy là có thể tháo rời những bộ phận cần thiết.
-
Bước 2
Lược bỏ các lớp lúp nhựa nguyên bản đồng thời giữ lại lớp chóa nhựa bên ngoài để dễ dàng tạo hình hơn. Phần chóa ngoài cùng lúc này sẽ được dùng để làm khuôn của dải đèn LED. Sau đó các bạn cần làm sạch các chi tiết cần thiết.
-
Bước 3
Cắt bỏ bề mặt nguyên bản của chóa ngoài rồi mài nhẵn và làm sạch. Tiếp đó các bạn ghép bề mặt này với một tấm mica có độ dày vừa phải và đánh nhẵn.
-
Bước 4
Tạo hình khối cho dải đèn LED. Bước này các bạn sẽ cần đến máy tính để thiết kế cũng như tinh chỉnh theo ý muốn. Sau đó, các bạn in thiết kế này lên giấy decal mỏng. Tiếp đó, các bạn dán lớp decal này lên khuôn bằng cách nhúng cả khuôn lẫn giấy decal vào dung dịch tẩy rửa rồi đem phơi khô.
-
Bước 5
Sau khi lớp decal khô, các bạn bóc đi những phần thừa để có thể tạo được hình như mong muốn.
-
Bước 6
Dùng sơn phun dạng bình phủ lên trên phần khuôn. Công dụng của lớp sơn này đó là ngăn những ánh sáng ở phần thừa ra. Chỉ mất khoảng 10 – 15 phút để lớp sơn này có thể khô.
-
Bước 7
Trong khi chờ khuôn khô, các bạn định vị dải LED ở bên trong chóa đèn bằng hồ dán chuyên dụng và keo dán chịu nhiệt. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao vì nó sẽ quyết định đèn của bạn sau này hoạt động ra sao.
-
Bước 8
Nếu có dải đèn LED lạ và các bạn muốn nối chúng với nhau thì cần sử dụng máy nối. Những dải LED này cần chịu được sự rung động nên thợ cần tỉ mỉ và cẩn thận.
-
Bước 9
Sau khi khuôn khô, các bạn loại bỏ lớp decal còn lại rồi dùng dung dịch để có thể sạch tấm mica và khiến cho những đường thiết kế trở nên sắc nét hơn.
-
Bước 10
Ghép phần chóa và khuôn lại với nhau. Tuy nhiên, trước khi cố định, các bạn nên kiểm tra lại ánh sáng có đem lại hiệu quả hay không.
-
Bước 11
Sau khi kiểm tra kỹ, các bạn lắp phần kính ngoài của cụm đèn LED rồi lắp cả cụm này lên xe bằng máy hấp.
Như vậy các bạn đã có một dàn đèn xe máy hoàn toàn mới và vô cùng đẹp mắt.
Với những thông tin nêu trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về độ đèn xe máy và những lưu ý cần thiết khi muốn độ đèn xe. Chúc các bạn có dàn đèn độ như ý!