Nếu bạn để ý có thể thấy trên xe máy được trang bị đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau. Điều này được áp dụng cho những loại xe máy phổ thông đến mô tô PKL khiến không ít người khó hiểu. Tại sao lại vậy? Bài viết này sẽ bật mí tới bạn nguyên nhân về sự sắp đặt của địa phanh trước và sau trên dòng xe hai bánh. Bạn xem nhé.
Mỗi sự sắp đặt trên hệ thống động cơ đều có dụng ý riêng của nhà sản xuất. Việc thiết kế đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau cũng như vậy. Và điều này sẽ liên quan trực tiếp đến sự vận hành cũng như sự an toàn của người lái.
Đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau để phân bổ lực khác nhau
Thay vì trang bị kích thước phanh bằng nhau để tăng tính thẩm mỹ cho xe. Phanh của các loại xe hai bánh hiện nay đều được sắp đặt đồng nhất. Đó là: kích thước của đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau.
Theo các kỹ sư mô tô cho biết: khi bạn phanh xe đột ngột, xe máy sẽ có xu hướng chồm về phía trước do quán tính của xe. Lúc này, lực bám đường của bánh trước sẽ nhiều hơn bánh sau. Bởi khối lượng xe dồn về phía trước lớn hơn. Để giữ cho xe ở trạng thái cân bằng, người lái buộc phải dùng nhiều lực phanh trước hơn. Do đó, nhà sản xuất đã lắp đặt kích thước của đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau.
Sự chênh lệch về kích thước của đĩa phanh sẽ đồng nghĩa với lực phanh tác động lên bánh xe là khác nhau. Như vậy, đĩa phanh trước được sắp đặt lớn hơn đĩa phanh sau để đảm bảo quy chuẩn về phân phối lực. Thậm chí, kẹp phanh của bánh sau cũng sử dụng loại ít lực hơn so với bánh trước.
Phanh ABS có áp dụng tiêu chuẩn “đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau” không?
Phanh ABS là hệ thống hỗ trợ chống bó cứng phanh để đảm bảo an toàn cho người lái khi phải phanh gấp, hoặc đi vào những cung đường trơn trượt. Do vậy, khi lắp đặt ABS, các nhà sản xuất sẽ ưu tiên cho bánh trước đối với những dòng xe tiệm cận cao cấp. Còn những xe cao cấp như Honda SH. Hay các loại mô tô PKL sẽ có phanh ABS trên cả hai bánh.
Tuy nhiên, để tối ưu chi phí sản xuất, nhà sản xuất vẫn lắp hệ thống đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau. Và bạn yên tâm, sự an toàn của người lái vẫn sẽ được đảm bảo.
Lưu ý khi phanh gấp
Dù đã nghiên cứu để sắp xếp hệ thống phanh tối ưu nhằm bảo an toàn cho người lái thì yếu tố con người vẫn là điều quan trọng nhất. Khi phải phanh gấp để xử lý tình huống bất ngờ, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
-
Cho dù lực phanh bánh trước luôn tốt hơn bánh sau nhưng để hạn chế tình trạng khóa bánh, bạn cần kết hợp cả 2 phanh. Bởi vì nếu chỉ bóp phanh trước, xe dễ bị khóa bánh. Nếu chỉ sử dụng phanh sau, xe lại dễ bị rê bánh. Đối với những loại xe số, bạn có thể sử dụng thêm phanh động cơ bằng cách trả số.
-
Không bóp phanh đột ngột. Nếu bạn di chuyển nhanh trên những đoạn đường cong, hoặc đoạn đường trơn trượt? Bạn nên sử dụng lực phanh ít hơn bình thường để kiểm soát tốc độ xe được tốt hơn. Nếu phát hiện lốp bị trượt, bạn cần từ từ bóp – nhả phanh để lốp lấy lại độ bám bề mặt đường nhé.
-
Nên giữ khoảng cách an toàn với người phía trước. Khi bạn chạy với tốc độ nhanh và phanh gấp. Xe vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lực quán tính để đẩy xe về phía trước. Điều này khiến người lái rất khó kiểm soát. Do vậy, khi lưu thông nên có một khoảng cách an toàn nhất định. Để tránh những tình huống không may xảy ra.
Như vậy, bạn có thể thấy việc sắp xếp đĩa phanh trước lớn hơn đĩa phanh sau nằm trong dụng ý quan trọng của nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người lái khi phải phanh gấp. Và hy vọng rằng, với những thông tin trên giúp bạn hình dung phần nào về hệ thống phanh của xe máy nhé. Bởi việc hiểu rõ động cơ và cách thức vận hành sẽ giúp chúng ta xử lý tình huống tốt hơn khi tham gia giao thông.