Trang ChủKinh nghiệm xeCó nên độ mạch stop F1 cho đèn hậu xe máy không?

Có nên độ mạch stop F1 cho đèn hậu xe máy không?

Độ mạch stop F1 cho xe máy đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy nhiên, thú chơi này mang đến phiền toái nhiều hơn là lợi ích.

Để chiếc xe nổi bật hơn và tăng tính nhận diện, nhiều chủ xe độ mạch stop F1 cho đèn hậu. Bên cạnh những công dụng kể trên, độ mạch stop F1 cho xe máy cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi gây nhiều phiền hà cho người tham gia giao thông.

Mạch stop F1 là gì?

Mạch stop F1 được hiểu chung chung là kiểu đèn thay cho đèn phanh, cho ra ánh sáng chớp nháy khi phanh. Loại đèn này có kiểu chớp nháy giống với đèn hậu trên xe đua F1. Nên được gọi là đèn stop F1.

Mạch stop F1 giúp đèn hậu nhấp nháy liên tục khi bóp phanh.

Thực tế, đúng như tên gọi, mạch stop F1 chỉ là đoạn mạch điện lắp vào đèn hậu để cho ra hiệu ứng nhấp nháy. Tuy nhiên, phần lớn xe máy tại Việt Nam vẫn sử dụng đèn hậu halogen. Nên chủ xe phải thay thêm đèn LED để làm đèn hậu. Từ đây, nhiều người hiểu lầm mạch stop F1 là phần đèn nhấp nháy.

Mạch stop F1 có ưu, khuyết điểm là gì?

Công dụng phổ biến nhất của mạch stop F1 là giúp xe nổi bật hơn giữa đám đông. Khác với kiểu đèn luxenon trước đó. Đèn LED với mạch stop F1 tiết kiệm điện hơn, không gây ảnh hưởng xấu đến bình ắc-quy của xe.

Độ mạch stop F1 giúp tăng sự chú ý cho xe phía sau trong trường hợp khẩn cấp.

Bên cạnh đó, một số người tìm đến với mạch stop F1 vì công dụng cảnh báo. Hiệu ứng nhấp nháy khiến người đi sau chú ý hơn mỗi khi phanh. Trong điều kiện trời mưa, tối hay sương mù, đèn nhấp nháy này càng phát huy tác dụng.

Không thể phủ nhận tác dụng của mạch stop F1 nhưng phiền toái loại đèn này mang đến cũng không ít. Hiệu ứng nhấp nháy liên tục của loại đèn này gây khó chịu cho người đi sau. Điều này dễ hiểu vì các loại đèn nhấp nháy hiện nay như đèn hậu trên xe F1. Hay đèn ESS trên xe máy Honda chỉ chớp với tốc độ khá chậm.

Bên cạnh đó, nhiều người còn thay chóa đèn hậu thành màu trắng hoặc thay đèn hậu là loại LED trắng. Cho ra ánh sáng chói hơn, ảnh hưởng đến người đi đường.

Độ mạch stop F1 có bị phạt không?

Độ mạch stop F1 không có quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn vi phạm luật dựa trên Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008. 

Điều 55 Luật giao thông đường bộ có quy định về việc bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật. Và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
  1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
  2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo. Hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
  4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
  5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện. Theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
  6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”.
– Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;
  2. b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
  3. c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
  4. d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ. Tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
  5. đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)”.

Do đó, việc độ mạch stop F1 cho xe là vi phạm lỗi tự ý thay đổi đặc tính của xe. Sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan